Tìm kiếm Blog này

Học cảm âm guitar ABC P1: Phân biệt Trưởng-Thứ

cảm âm guitar abc

Nói theo cách đơn giản: Cảm âm là cách dùng tai để lấy thông tin cho việc học đàn guitar. Là làm thế nào để từng bước đưa bài nhạc mình yêu thích vào đàn bằng con đường cảm nhận. Khả năng cảm âm guitar cũng giúp bạn nghe người dạy đàn chơi mẫu bài nhạc rồi làm theo một cách trực quan. 

Cảm âm: Là không chỉ để nghe người khác đàn, hoặc để nghe giai điệu từ bài nhạc hòa âm phát ra. Mà còn phải biết nghe tiếng đàn của chính mình. Để từ đó có thể điều chỉnh phương hướng tập luyện sao cho tiếng đàn được chuẩn nhịp, chuẩn cao độ, khi đàn đệm có thể khớp lời hát, khi solo thì chuẩn nhịp đều đặn. Ở cấp độ cao hơn là đem lại đúng ý tưởng truyền tải hay cảm xúc của bài nhạc.

NHỮNG LỖI CẢM ÂM THƯỜNG GẶP KHI HỌC ĐÀN GUITAR

   Trong quá trình đưa 1 bài nhạc vào đàn. Bạn thường gặp phải những lỗi sau:

1- Không biết hoặc nhầm lẫn giữa giọng trưởng và thứ
2- Hát sai tone đàn
3- Không biết hoặc đặt sai vị trí hợp âm(Sai nhịp, trật nhịp)
4- Không biết hoặc chọn sai hợp âm
5- Chọn đúng hợp âm, chuyển đúng nhịp nhưng chưa cảm thấy hay(Lý thuyết, máy móc)
Các clip trong chuyên đề cảm âm sẽ làm rõ cách khắc phục những lỗi vừa nêu trên.

  1. Bài 1: Nghe và xác định giọng "trưởng" hay "thứ"
  2. Bài 2: Tiếp tục bài 1 và Hát khớp với đàn
  3. Bài 3: Vào lời hát và xác định vị trí đặt hợp âm
  4. Bài 4: Chuyển Hợp âm giữa nhịp
  5. Bài 5: Đệm hát tone Am bằng phản xạ với 3 hợp âm dễ bấm
  6. Bài 6: Cảm âm giọng đô trưởng
  7. Bài 7: Cảm âm giọng La thứ tự hòa âm
  8. Bài 8: Cảm âm giọng La Thứ giai điệu

          • Đang cập nhật tiếp chương 4...

          Bài 1 - Nhận biết Giọng trưởng - Giọng thứ

          Cái mà tôi mong muốn ở quí vị đó là khả năng tự nghe 1 bài hát yêu thích và tự mình xây dựng mẫu hòa âm riêng. Sau đó tập luyện để tích lũy khả năng phán đoán và tăng sự nhạy cảm khi muốn đàn 1 bài hát. Đích cuối cùng của quí vị đó là nghe vài lần rồi đàn được ngay chứ không chỉ ở mức đàn theo bản thảo. Toàn bộ chuyên đề cảm âm sẽ đưa ra chủ yếu cách dùng cảm giác sau đó áp dụng các thông tin cơ sở đã học một cách trực tiếp khi tập và chơi đàn trong thực tế mà ít đề cập thêm lý thuyết về âm nhạc.

          -Cảm âm nói theo nghĩa đơn giản là bạn nghe bài hát và biết sơ qua nó chơi như thế nào. Vậy tay đàn của bạn càng tốt thì cảm âm của bạn cũng càng tốt và bạn phân biệt đc càng nhiều âm sắc, bài nhạc càng bố trí ít nhạc cụ thì bạn sẽ càng biết rõ nó được chơi như thế nào.
          -Cảm âm là 1 phần không thể thiếu, chiếm 1 vai trò quan trọng trong quá học và chơi đàn.
          -Khi cảm âm tốt, cùng với kỹ năng về đàn sẵn có. Bạn có thể dễ dàng tập đệm đàn hoặc solo, thậm trí bạn đàn ngay bài hát đó mà không cần tập, và bạn bấm hợp âm hay và chính xác ngay cả lần chơi đầu tiên.

          B. TRÌNH TỰ TẬP LUYỆN CÁCH NGHE VÀ NHẬN ĐỊNH

          Để đàn bài nhạc bất kỳ bằng đàn guitar khi cảm nhận nó bằng tai. Theo kinh nghiệm cá nhân của riêng tôi cần làm các bước sau:

          B1. Kiểm tra dây đàn.

          Một bước đi đơn giản nhất trong việc tập cảm âm: Theo tôi thì tối thiểu, quý vị bắt buộc phải nghe và chỉnh dây đàn được bằng cách so dây theo mẫu âm. Điều này nghĩa là quý vị cảm âm được dây đàn đúng hai sai.
          Quý vị thử so từng dây đàn của mình theo âm mẫu ở bài viết sau đây:
          Sau khi vượt qua được bước này, quý vị mới sang được bước 2.

          B2 Chọn hợp âm chủ

          1.1 Nghe và xác đinh tone của bài hát là tone trưởng hay tone thứ.
          1.2 Bấm và thử hợp âm chủ trên đàn( Lấy tone vừa với giọng hát của người hát nếu như đã biết chuyển giọng hoặc kẹp Kapo).
          1.3 Hát thử vài ba lời của bài hát ăn khớp với mẫu âm từ hợp âm chủ của đàn.

          B2. Tìm hợp âm chủ

          Khi bạn đi vào việc xác định hợp âm chủ cho bài hát thì đồng nghĩa với việc là bạn đang đi tìm tone giọng cho bài hát đó.

          1.1 Xác đinh tone của bài hát là tone trưởng hay tone thứ bằng tai

          Căn cứ đầu tiên: Các bài hát đa số sử dụng 2 loại tone giọng phổ biến trong âm nhạc là:
          - Giọng trưởng: Đô trưởng, rê trưởng, mi trưởng, fa trưởng, sol trưởng, la trưởng,...
          - Giọng thứ: La thứ, si thứ, Rê thứ, Mi thứ, Sol thứ...
          Đối với một ca khúc, một bài nhạc. Việc nghe và biết nó thuộc tone - giọng là "loại trưởng" hay "loại thứ" là việc đầu tiên cần làm.
          Bạn hãy xem các bước nhận dạng tại phút thứ 5 phút 14 giây của clip.

          1.2 Bấm và thử hợp âm chủ trên đàn

          Nếu như bạn nghe mà biết ngay giọng của bài hát là trưởng hay thứ rồi thì bạn có thể chuyển sang bước 2 đặt hợp âm cho bài hát. Còn nếu bạn nghe chưa ra, bạn cần làm mọi cách để biết bài hát mình muốn đệm là tone trưởng hay thứ.
          -Trong clip tôi đã hướng dẫn cách thử trên đàn qua 2 ví dụ:
           a) Tại phút thứ  8 phút 28 bài Hãy về đây bên anh - Duy Mạnh, Và kết quả là bài hát này có giọng trưởng.

          Hợp âm cụ thể của bài

          .Điệu SURF( Bạn thường gọi là ballad, đây là tên gọi tôi tham khảo trong giáo trình chính thống)
          Chơi chậm rãi khoan thai.
          hop-am-hay-ve-day-ben-anh-guitar

           b) Tại phút thứ 14 phút 14 giây là ví dụ bài Chị tôi - Trần Tiến Kết quả cho ra giọng của bài hát này là giọng thứ.(Sẽ cập nhật bản hợp âm)
          Nội dung tiếp theo đang cập nhật tại bài " Học đàn ABC [ cảm âm từ A đến Z ] P2 "
          Quá trình chọn hợp âm chủ diễn ra trong thời gian rất ngắn đối với người đã có kinh nghiệm. Khi nghe bài hát người đó có thể dùng đàn và bấm được ngay hợp âm chủ cho 1 cao độ bất kỳ. Và họ dùng đàn bấm hợp âm để đàn theo để ăn khớp với bản hòa âm mẫu cũng khá chính xác. Đối với bạn mới học thì cũng tùy từng người, có người sẽ làm được ngay, có người thì nghe mãi không ra. Ở trên đây, tôi xin đưa ra cách thức tổng quát coi như đi từ những thứ đơn giản nhất. Chi tiết và nhỏ nhặt nhất.

          Học cảm âm guitar ABC P1: Phân biệt Trưởng-Thứ Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Mạc Anh - Nhạc sỹ gác bếp

          1 Comments:

          1. Cảm ơn anh rất nhiều vì những bài giảng hữu ích đóng góp cho cộng đồng. Cảm ơn anh.

            Trả lờiXóa

          Liên hệ với tôi

          Tên

          Email *

          Thông báo *