Tìm kiếm Blog này

Hợp âm Nhỏ ơi. Học đàn guitar ABC -P10


Nho-oi-guitar-intro
hop-am-guitar-nho-oi
nho-oi-2-guitar

Hợp âm guitar bài Nhỏ ơi ! - Quang Nhật

 Hợp âm guitar của tone la thứ gồm 3 hợp âm chính: Am - Dm - E. Hợp âm của tone đô trưởng gồm 3 hợp âm chính: C - G - F. Nếu ta ghép 2 nhóm hợp âm trên sẽ được 1 nhóm hợp âm guitar dùng chung cho cả 2 giọng Đô trưởng(C) và la thứ(Am).

Nhỏ ơi!(Quang Nhật) là bài nhạc để làm mẫu tập đàn vì nó rất đơn giản. đồng thời sẽ giúp bạn bổ sung các bài nhạc vào tầm tay của bạn học đàn khi mới học. Ở phía trên là các tệp đính kèm bao gồm intro, hợp âm, ký âm cụ thể. Mời bạn xem sự tương ứng giữa video và tài liệu. Đồng thời đừng quên xem thật kỹ clip để không bỏ qua những lưu ý trong video đã nói. Đặc biệt vấn đề nối đoạn và chuyển đoạn sao cho chuẩn nhịp để bài nhạc được đồng bộ giữa từng trường đoạn, phân đoạn.
Như ở bài 7 bạn đã học cách đàn những ca khúc rất đơn giản theo giọng trưởng. Bạn cũng cần lưu ý rằng bạn có thể đàn chúng ở tầm cao hơn theo cách riêng của bạn để có bài đàn được sinh động hơn nhiều. Trong bài học này sẽ đưa ra giọng thứ rất cơ bản là giọng Am. Với giọng thứ theo nghĩa âm nhạc có vẻ trầm buồn hơn. Thường phù hợp với những bài nhạc có nội dung buồn, nhiều tâm sự.(Không phải toàn bộ những bài hát giọng thứ đều mang sắc thái như vậy. Ở đây tôi muốn nói tới cảm giác chung để phân biệt 2 loại giọng phổ biến trong tân nhạc). Khác biệt với giọng trưởng ở bài 7 đã nói. Giọng trưởng mang sắc thái vui tươi, giai điệu sáng và hồn nhiên hơn.(Ở đây cũng là cảm nhận chung cho bài nhạc).  Với bài hát nhỏ ơi sẽ là ví dụ đơn giản và điển hình giúp bạn hình dung được cách sử dụng giọng thứ cho 1 bài nhạc. Ở đây là giọng Am với lối đi đơn giản.
Trong quá trình luyện tập, bạn đặc biệt chú ý tới vấn đề nhịp phách của bài nhạc. Điều này quyết định phần lớn đến bài nhạc. Bài nhạc Nhỏ ơi sử dụng nhịp lẻ 3/4 theo điệu valse với 3 phách đều đặn. Nếu như bạn chơi duy nhất 1 kiểu gảy sẽ thật sự đơn điệu. Hãy thay đổi các kiểu gảy đơn giản khác nhau cho từng đoạn để tạo ra bài đàn sinh động hơn. Nhằm tận dụng những kỹ thuật và kiến thức đã học từ những phần trước để tối ưu cho bài tập này. Yêu cầu của học phần này là bạn đã vượt qua được giai đoạn bấm gảy và sử dụng được các hợp âm cơ bản, vì thế hãy chưa vội quan tâm là nên đặt những hợp âm gì vào bài hát mà bạn hãy tập theo khuôn hợp âm như trong video đã nói để cố gắng đàn được những bài nhạc ban đầu tạo ra cho bạn một cái nhìn tổng quát và hình dung được cách thức để làm sao đệm đàn cho một bát hát, sau giai đoạn này bạn sẽ có điều kiện đi tiếp đến những phần sâu xa hơn.

Sự khác nhau giữa slow rock - slow valse

Giữa video tại phút thứ 10:11 có hướng dẫn kiểu gảy valse gần giống với slow rock, nhưng quí vị và bạn lưu ý là nó tuyệt đối không phải là slow rock, mà nó là 1 dạng biến tướng của valse gọi là slow valse. Chính vì thế nhiều bạn đệm thấy không hợp mặc dầu đã đàn đúng như hướng dẫn, xin mời quí vị và bạn hãy xem mô hình sau sẽ thấy sự khác biệt rõ nét:
Slow rock:   Bass  i m a m i...
Slow Valse: Bass i m a m i...
Bạn thấy về cách gảy giống đến tuyệt đối, nhưng cái khác ở đây chính là độ nhấn của từng thao tác gảy dây.
Slow rock:  Có phách 1 mạnh, chính là nốt Bass
Slow Valse: Có đảo phách mạnh số 2 (tức là vào ngón gảy áp út a
Như vậy để biến slow rock thành slow valse thì bạn chỉ cần không nhấn mạnh nốt bass mà hãy nhấn mạnh ngón gảy a. Bạn hãy đàn thử sẽ thấy thành quả.
Search "guitar ABC" để tìm Old Guitar bạn nhé. Like, chia sẻ bài viết để Old Guitar có thêm lửa đam mê trên bước đi cùng bạn. Thank. 
Nếu bạn có gì thắc mắc hãy đừng ngần ngại comment phía dưới để tôi có thể hoàn thiện hơn các bài hướng dẫn.

Hợp âm Nhỏ ơi. Học đàn guitar ABC -P10 Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Mạc Anh - Nhạc sỹ gác bếp

0 Comments:

Đăng nhận xét

Liên hệ với tôi

Tên

Email *

Thông báo *